UBND HUYỆN ỨNG HOÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOA SƠN
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 3/2025
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Các em thân mến!
Kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam và thế giới dành cho thiếu nhi. Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện thần thoại gắn liền với triều đại Lê Sơ của đất nước chúng ta với hình ảnh cụ rùa Hồ Gươm mà chắc hẳn các em đã từng biết
Cuốn truyện mang SĐKCB: TR.00126. khổ 17 x 24 cm xuất bản năm 2021 là truyện truyền thuyết ca ngợi chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và giải thích nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm ngày nay. Vào thời giặc Minh xâm lược nước ta, đi đến đâu chúng cũng tàn sát người dân vô tội, cướp bóc của cải của nhân dân. Cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ, và lầm than. Thấy cuộc sống của trăm dân như vậy một số người có lòng yêu nước đã tụ họp lại với nhau cùng bàn bạc làm một cuộc khởi nghĩa để chống lại sự tàn ác và bạo ngược của quân giặc. Trong đó có nghĩa quân ở vùng Lam Sơn. Hồi ấy ở Thanh Hóa, có một người đi đánh cá dưới sông, khi kéo lên thấy lưới rất nặng. Anh ta nghĩ thầm trong bụng: “Phen này chắc là được nhiều cá lắm đây!“. Tuy nhiên khi lưới được kéo lên thì không có một con cá nào mà chỉ là một lưỡi gươm cũ. Anh ta liền vứt lưỡi gươm trở lại sông, lần thứ hai chàng kéo lưới, lưỡi gươm ấy lại vướng vào. Lần này anh quăng lưỡi gươm đi xa hơn nữa. Đến lần thứ ba kéo lưới vẫn là lưỡi gươm đó mắc vào. Thấy lạ, anh liền cầm lưỡi gươm cũ lên và mang về để trong góc nhà. Người đó tên là Lê Thận – một nông dân quê ở Thanh Hóa, có lòng yêu nước nồng nàn, từ lâu đã có ý muốn gia nhập cùng nghĩa quân Lam Sơn. Lê Thận và mọi người ở đó đều quỳ rạp dưới chân Lê Lợi mà rằng: “Có lẽ đây là gươm báu trời ban, giúp nghĩa quân đánh giặc xâm lược. Nay xin chủ tướng cầm gươm báu để lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta, để cho muôn dân được hưởng cuộc sống yên bình”.
Lê Lợi nhận thanh gươm từ tay Lê Thận, hứa sẽ dốc hết lòng lãnh đạo nghĩa quân thuận theo ý trời. Kể từ đó, nghĩa quân đánh đâu thắng đó, trăm trận trăm thắng. Dần dần lực lượng quân Minh bị suy yếu, nghĩa quân không còn phải trốn ở trong rừng nữa, mà chuyển sang đối đầu trực diện. Kho lương thực cũng ngày càng đầy đủ do chiếm được của quân giặc càng giúp cho quân lính cóthêm khí thế chiến đấu hơn trước.
Chẳng bao lâu sau, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và nhờ gươm thần mà nghĩa quân đã đánh bại quân Minh. Giặc sợ hãi bỏ tháo chạy về phương Bắc, muôn dân lại được thái bình.Sau khi đánh đuổi hết giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua để trị vì và thống nhất đất nước.Một năm sau, khi nhà vua cùng các bề tôi thân tín ngồi thuyền đi dạo trên hồ Tả Vọng trước kinh thành. Đức Long Quân sai rùa vàng lên để lấy lại thanh gươm thần.Khi thuyền ra tới giữa hồ thì bất ngờ từ dưới làn nước trong xanh, có một con rùa vàng ngoi đầu lên, cất tiếng: Nay nghiệp lớn đã hoàn thành, xin nhà vua hãy trả lại gươm thần!
Lê Lợi nghe xong, liền cởi thanh gươm bên mình ra, cầm hai tay và dâng lên trước mặt rùa vàng. Thanh gươm bất ngờ bay khỏi tay nhà vua sang miệng rùa vàng. Rùa vàng ngậm lấy gươm, lặn xuống hồ biến mất. Từ đó, hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.
1. NGUYỄN NHƯ QUỲNH Sự tích Hồ Gươm: The folktale of sword lake: Truyện tranh/ Nguyễn NHƯ QUỲNH.- H.: Hà Nội, 2021.- 16 tr.: tranh màu; 24 cm.- (TRANH Truyện cổ tích Việt Nam: Tủ sách Song ngữ Việt - Anh) Chính văn bằng 2 thứ tiếng: Việt - Anh ISBN: 9786043551457 Chỉ số phân loại: 398.209597 NNQ.ST 2021 Số ĐKCB: TR.00126, |
Buổi giới thiệu sách xin kết thúc ở đây, kính mời quý thầy cô và các bạn đến thư viện để tìm đọc cuốn sách này. Cuối cùng xin gửi lời chúc tới tất cả các quý thầy, cô giáo và các bạn sức khỏe, có nhiều thành công trong công tác giảng dạy và học tập. Hẹn gặp lại thầy cô và các bạn trong buổi giới thiệu sách sau.
Hoa Sơn, ngày 03 tháng 03 năm 2025
XÁC NHẬN CỦA BGH Người viết
Nguyễn Thị Quý Đỗ Thu Hiền